25 Tấn Cá Tra Của Công Ty Hùng Vương Đã Được Giải Tỏa Tại Nga

Đại diện công ty thủy sản Hùng Vương cho biết, lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai.
Vừa qua có thông tin 25 tấn cá basa filê đông lạnh của công ty cổ phần Hùng Vương bị Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga áp dụng biện pháp hạn chế tạm thời.
Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Lô hàng cá này, sản xuất tại Nhà máy DL 308 của Tổng Công ty Hùng Vương (HV Corp.), nhập khẩu vào Nga vào thời điểm các nhà quản lý áp dụng qui định hạn chế tạm thời đối với sản phẩm do doanh nghiệp trên cung cấp. Lô hàng có trọng lượng 25 tấn. Toàn bộ lô hàng bị cấm nhập khẩu và làm thủ tục tái xuất.
Trước đó, Tòa án Trọng tài Moskva đã ủng hộ quan điểm của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) trong vụ thao túng thị trường cung cấp cá basa từ Việt Nam. Các công ty không trung thực sẽ bị phạt hơn 30 triệu Rúp.
Sau thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với công ty Thủy sản Hùng Vương và được biết đây là thông tin chưa chính xác. "Lô hàng bị ách tắc không phải do vấn đề chất lượng mà là do khâu in ấn bao bì bị in sai. Sau khi được phía cơ quan chức năng Nga thông báo, Hùng Vương đã khắc phục, đồng thời giải quyết xong vụ việc và hiện nay hàng đã vào nga", vị đại diện của Hùng Vương cho biết.
Bên cạnh đó, Hùng Vương cũng khẳng định việc lô hàng cá tra gặp trục trăc hoàn toàn không liên quan đến các biện pháp chống độc quyền của Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga.
Có thể bạn quan tâm

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.