25 ha bí xanh ở Hưng Tân thu nhập cao gấp 3 lần cây trồng khác

Mô hình cánh đồng bí xanh trên đất 2 lúa được triển khai tại xã Hưng Tân với tổng diện tích 25 ha, 7 xóm tham gia.
Quá trình phát triển cây bí xanh thích hợp với đất 2 lúa, khả năng chịu úng, chịu hạn tốt; dễ trồng, chi phí thấp năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế khá..
Ông Phan Đăng Hà- chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hưng Tân cho biết:
Vụ đông đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tăng thu nhập cho các gia đình trên đơn vị diện tích.
Trồng bí chi phí thấp, sau thời gian 60 ngày cho thu hoạch.
Các hộ tham gia mô hình được ngân sách xã hỗ trợ 50% tiền giống và 50.000 đồng/sào chi phí cày bừa.
Chị Cao Thị Lan ở xóm 9, Hưng Tân cho biết gia đình chị trồng 2 sào bí, năng suất đạt 8 tạ/sào.
Vớí giá bán tại ruộng là 6.000 đồng/kg, cho hiệu quả gấp 3 lần làm lúa.
Mặc dù đã trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng qua kiểm chứng, cây bí xanh rất phù hợp trên đất hai lúa.
Theo tính toán, với năng suất bình quân 8 tạ/sào, sau khi trừ chi phí công cày, giống, bao làm bầu, phân bón, mỗi sào trồng bí cho lãi hơn 5 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần làm lúa.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi được hưởng lợi từ dự án LCASP, ngành chăn nuôi Bình Định đã cơ bản giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.

Chỉ cần cầm remote điều khiển gạt nhẹ lập tức máy rẽ trái hoặc rẽ phải và cho ga lớn, hay ga nhỏ tùy ý, máy vừa chạy vừa sạc qua bình 12V như xe honda, có thể bơm hút nước tự do…

Sau 3 năm, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện 4 mô hình sấy lúa năng suất 30 - 50 tấn/mẻ ở Trà Vinh đã tạo nên sức lan tỏa lớn trong việc áp dụng cơ giới hóa khâu bảo quản sau thu hoạch.

Tổng cục sẽ điều chỉnh lịch xuống giống năm 2016 sớm hơn 1 tháng so với mọi năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 thay vì từ tháng 1/2016 như dự tính.

Ngày 3/11, hội nghị tìm giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh bắc miền Trung (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế) đã được tổ chức tại Thừa Thiên - Huế.