214 Héc-Ta Bắp Thất Thu Do Sản Xuất Giống Của Hoa Kỳ

Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Thành Được, nông dân xã Khánh An nói: Bắp mới trồng phát triển bình thường, rất tốt. Đến 55 - 60 ngày thì trổ cờ, nhưng sau đó lại có triệu chứng bị bệnh đốm lá, cây nhỏ, trái có râu màu trắng, cây lùn hoặc cao yếu, cây dễ ngã, năng suất rất thấp chỉ từ 300 - 500 kg/1.000m2. Nếu tính năng suất mỗi công bắp thu được 1,2 - 2 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư từ 2,5 triệu đồng/công thì nông dân lỗ thê thảm.
Vụ mùa vừa qua, nông dân An Phú trồng các loại giống bắp DK 9901, DK 8868, DK 6818 (do Công ty Monsanto sản xuất), riêng giống DK 9901 thiệt hại nặng nhất. Giống bắp DK 9901 lúc trước râu màu nâu đỏ, nông dân trồng năng suất rất cao, nay ruộng bắp bị bệnh chủ yếu là râu màu trắng, cây nhỏ, trái nhỏ, trái có hạt rất ít.
Do chất lượng giống không đạt tiêu chuẩn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú đã trực tiếp liên hệ nhưng đến nay chưa thấy đại diện công ty Monsanto đến địa phương trao đổi tìm ra giải pháp để giúp nông dân phòng trừ bệnh hiệu quả.
Theo lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Phú, giống bắp do Công ty Monsanto đưa ra thị trường bán cho nông dân cần nên kiểm chứng chất lượng. Trong trường hợp thiệt hại do lỗi về giống phải hỗ trợ cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.