2.500 Ha Lúa Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Vĩnh Long

Đánh giá từ kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện trong năm 2013 của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho thấy, lợi nhuận sản xuất trong mô hình cao hơn lợi nhuận sản xuất ngoài mô hình là 1,16 triệu đồng/ha/vụ nhờ năng suất lúa cao hơn do nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa đồng ruộng và có sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa người sản xuất và doanh nghiệp là Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang trong chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm lúa làm ra.
Trong năm 2013, toàn huyện xây dựng được 2.512ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong đó vụ Đông Xuân năm 2012- 2013: 746ha, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông: 883 ha/vụ.
Năm 2014, huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình lên tổng cộng 6.000ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã thực hiện 2.121,85ha với 3.548 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã trong huyện (1 xã 1 mô hình).
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ sản xuất những tháng hè là “vụ tưới nước”, vì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải tưới nước liên tục cho cây trồng. Trong khi các địa phương khác đang phải đối mặt với hạn hán gia tăng ở vụ này, thì ở Lý Sơn hiện tại tình hình nước tưới vẫn đảm bảo.

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...