2.500 Ha Lúa Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Vĩnh Long

Đánh giá từ kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện trong năm 2013 của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho thấy, lợi nhuận sản xuất trong mô hình cao hơn lợi nhuận sản xuất ngoài mô hình là 1,16 triệu đồng/ha/vụ nhờ năng suất lúa cao hơn do nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa đồng ruộng và có sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa người sản xuất và doanh nghiệp là Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang trong chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm lúa làm ra.
Trong năm 2013, toàn huyện xây dựng được 2.512ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong đó vụ Đông Xuân năm 2012- 2013: 746ha, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông: 883 ha/vụ.
Năm 2014, huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình lên tổng cộng 6.000ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã thực hiện 2.121,85ha với 3.548 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã trong huyện (1 xã 1 mô hình).
Có thể bạn quan tâm

Tính đến trung tuần tháng 11/2014 mặt hàng tôm vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng chung tới 32,9%, đạt giá trị 3,51 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến nửa đầu tháng 11 năm 2014.

Vì vậy, Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình đã xin mua lại NM để chế biến gạo chất lượng cao, cung ứng ra thị trường. Việc mua lại NM giúp Cty hoàn thiện chuỗi đầu tư SX từ giống- chiến biến và cung ứng gạo đến tay người tiêu dùng.

Những ngày này, đến vương quốc hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách – Bến Tre) gồm các xã: Vĩnh Thành, Tân Thiềng, Long Thới, Sơn Định, Hưng Khánh Trung B, chúng tôi choáng ngợp trước những vườn hoa kiểng đầy màu sắc, nhà nào cũng chật kín chậu kiểng đủ loại trước sân, sau vườn, ngoài ruộng.

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.