2.100ha lúa Hè Thu xuống giống muộn vì khô hạn

Trong số đó, gần 1.300 ha không còn khả năng cứu, mất trắng; riêng số diện tích còn lại giảm từ 50-70% năng suất.
Nông dân Trương Văn Bền, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành cho biết gia đình có 0,6 ha đất trồng lúa, nằm ở khu vực chưa chủ động được nguồn nước tưới, phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, buộc phải gieo sạ muộn trong vụ Hè Thu. Vào giữa tháng Bảy, trời mưa nhiều với lượng mưa khá lớn, gia đình tiến hành làm đất gieo sạ lúa nhưng khi lúa khoảng 20 ngày tuổi gặp thời tiết nắng nóng, không mưa khiến toàn bộ diện tích bị xì phèn, cây lúa trở nên vàng úa và chết.
Theo ông Bền, chỉ tính tiền làm đất, giống, tiền vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…), vụ lúa Hè Thu này gia đình mất trắng không dưới 5 triệu đồng.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra, thống kê chính xác số diện tích bị thiệt hại của từng hộ để có chính sách hỗ trợ.
Đối với một số diện tích trồng lúa mang tính đặc thù như khu vực gò cao, triền giồng, sản xuất lúa luân canh rau màu, nuôi thủy sản… chưa chủ động nguồn nước tưới, phụ thuộc vào nước trời, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân chuyển sang vụ Thu Đông (vụ 3) hoặc trồng cây khác có nhu cầu nước tưới ít hơn.
Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Quản lý khai thác các công trình thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh) cần nâng cao cảnh giác, phân công cán bộ trực đo độ mặn hàng ngày theo từng con nước lớn, ròng ở ngoài cửa sông và kiểm tra độ mặn, cột nước trong nội đồng.
Trà Vinh hiện còn khoảng 15.000 ha lúa vụ Hè Thu xuống giống muộn đang trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch; tập trung chủ yếu ở các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành.
Do chưa chủ động được nguồn nước tưới, nên ngoài số diện tích bị thiệt hại, năng suất số diện tích còn lại ước chỉ đạt khoảng 35-40 tạ/ha, giảm khoảng 15-20 tạ/ha so với năng suất chính vụ.
Có thể bạn quan tâm

Dự án nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai từ nay đến 2020 nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Nhiều vườn thất bại Thời điểm này, nông dân trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận đang bước vào vụ chong đèn vụ nghịch 2015.

Mặc dù đầu tư một vài ha đất để chăn nuôi thủy sản hoặc gia súc, gia cầm, nhưng khi thực hiện các thủ tục vay vốn lại không được hưởng chính sách của Nhà nước ưu đãi cho trang trại.

Khí hậu miền Bắc trong vụ đông rất thích hợp với nhiều loại cây trồng. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt, bà con nông dân cần tập trung vào các loại cây trồng sau:

Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) là 11,28%. Nhưng đến nay, con số này đã giảm xuống còn 4,2%.