2.100ha lúa Hè Thu xuống giống muộn vì khô hạn

Trong số đó, gần 1.300 ha không còn khả năng cứu, mất trắng; riêng số diện tích còn lại giảm từ 50-70% năng suất.
Nông dân Trương Văn Bền, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành cho biết gia đình có 0,6 ha đất trồng lúa, nằm ở khu vực chưa chủ động được nguồn nước tưới, phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, buộc phải gieo sạ muộn trong vụ Hè Thu. Vào giữa tháng Bảy, trời mưa nhiều với lượng mưa khá lớn, gia đình tiến hành làm đất gieo sạ lúa nhưng khi lúa khoảng 20 ngày tuổi gặp thời tiết nắng nóng, không mưa khiến toàn bộ diện tích bị xì phèn, cây lúa trở nên vàng úa và chết.
Theo ông Bền, chỉ tính tiền làm đất, giống, tiền vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…), vụ lúa Hè Thu này gia đình mất trắng không dưới 5 triệu đồng.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra, thống kê chính xác số diện tích bị thiệt hại của từng hộ để có chính sách hỗ trợ.
Đối với một số diện tích trồng lúa mang tính đặc thù như khu vực gò cao, triền giồng, sản xuất lúa luân canh rau màu, nuôi thủy sản… chưa chủ động nguồn nước tưới, phụ thuộc vào nước trời, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân chuyển sang vụ Thu Đông (vụ 3) hoặc trồng cây khác có nhu cầu nước tưới ít hơn.
Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Quản lý khai thác các công trình thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh) cần nâng cao cảnh giác, phân công cán bộ trực đo độ mặn hàng ngày theo từng con nước lớn, ròng ở ngoài cửa sông và kiểm tra độ mặn, cột nước trong nội đồng.
Trà Vinh hiện còn khoảng 15.000 ha lúa vụ Hè Thu xuống giống muộn đang trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch; tập trung chủ yếu ở các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành.
Do chưa chủ động được nguồn nước tưới, nên ngoài số diện tích bị thiệt hại, năng suất số diện tích còn lại ước chỉ đạt khoảng 35-40 tạ/ha, giảm khoảng 15-20 tạ/ha so với năng suất chính vụ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn đón nhận tin vui, anh Lê Văn Chía, một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Tổ 13, ấp 5, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã nhân thành công giống vú sữa bản địa mới, đó là: Vú sữa bơ hồng cơm vàng. Giống vú sữa này vừa đoạt được giải Nhì tại “Hội thi Trái ngon - an toàn và củ quả lạ quý hiếm Đồng bằng sông Cửu Long - Cần Thơ năm 2013”.

Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…

Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 2.000ha quýt hồng, quýt đường đang cho trái, nhiều nhất là ở các xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Mặc dù, giá quýt hiện thấp hơn năm trước nhưng dự đoán từ nay đến Tết, giá còn tiếp tục tăng nên bà con nhà vườn rất phấn khởi.

Với một vụ mùa trúng đậm về giá như năm nay nên không khó để bắt gặp hình ảnh thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận đến vườn của nông dân “đặt cọc” xoài. Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung cho biết, gia đình vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký. Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài sắp đến ngày thu hoạch. Ngoài ra, giống xoài Tứ Quý trong vườn cũng đang ra hoa, sau Tết sẽ thu hoạch.

Qua theo dõi, đánh giá, cây dừa trồng thí điểm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trại dừa Đồng Gò tiếp tục chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đốm lá nhỏ, xử lý rệp sáp hại cục bộ cho diện tích dừa nói trên.