2.100ha lúa Hè Thu xuống giống muộn vì khô hạn

Trong số đó, gần 1.300 ha không còn khả năng cứu, mất trắng; riêng số diện tích còn lại giảm từ 50-70% năng suất.
Nông dân Trương Văn Bền, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành cho biết gia đình có 0,6 ha đất trồng lúa, nằm ở khu vực chưa chủ động được nguồn nước tưới, phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, buộc phải gieo sạ muộn trong vụ Hè Thu. Vào giữa tháng Bảy, trời mưa nhiều với lượng mưa khá lớn, gia đình tiến hành làm đất gieo sạ lúa nhưng khi lúa khoảng 20 ngày tuổi gặp thời tiết nắng nóng, không mưa khiến toàn bộ diện tích bị xì phèn, cây lúa trở nên vàng úa và chết.
Theo ông Bền, chỉ tính tiền làm đất, giống, tiền vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…), vụ lúa Hè Thu này gia đình mất trắng không dưới 5 triệu đồng.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra, thống kê chính xác số diện tích bị thiệt hại của từng hộ để có chính sách hỗ trợ.
Đối với một số diện tích trồng lúa mang tính đặc thù như khu vực gò cao, triền giồng, sản xuất lúa luân canh rau màu, nuôi thủy sản… chưa chủ động nguồn nước tưới, phụ thuộc vào nước trời, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân chuyển sang vụ Thu Đông (vụ 3) hoặc trồng cây khác có nhu cầu nước tưới ít hơn.
Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Quản lý khai thác các công trình thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh) cần nâng cao cảnh giác, phân công cán bộ trực đo độ mặn hàng ngày theo từng con nước lớn, ròng ở ngoài cửa sông và kiểm tra độ mặn, cột nước trong nội đồng.
Trà Vinh hiện còn khoảng 15.000 ha lúa vụ Hè Thu xuống giống muộn đang trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch; tập trung chủ yếu ở các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành.
Do chưa chủ động được nguồn nước tưới, nên ngoài số diện tích bị thiệt hại, năng suất số diện tích còn lại ước chỉ đạt khoảng 35-40 tạ/ha, giảm khoảng 15-20 tạ/ha so với năng suất chính vụ.
Có thể bạn quan tâm

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...

Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Thọ (Đông Triều - Quảng Ninh), chúng tôi đến thôn Yên Lãng 1 để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường. Chị Hường cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo…

Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng cacao lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền do tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cây cacao.

Anh Đặng Văn Thông, người có hơn 20 năm kinh nghiệm đánh bắt cá linh (ở ấp Phú Quí, xã Phú Lộc, TX. Tân Châu), cho biết: Năm nay cá linh về muộn hơn mọi năm và do nguồn cá ngày càng ít nên giá tăng cao. Giá bán tại chỗ từ 100.000 - 110.000 đồng/kg (tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với năm trước), giá tại các chợ ở TP. Long Xuyên từ 150.000 - 160.000 đồng /kg, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.