19 xã về đích

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Bình Định, cho biết, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh vừa công nhận thêm 5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Gồm các xã: Tây Xuân, Bình Tường (huyện Tây Sơn), Cát Hiệp, Cát Tài (huyện Phù Cát), Ân Thạnh (huyện Hoài Ân). Như vậy, đến nay toàn tỉnh Bình Định đã có 19 xã hoàn thành xây dựng NTM.
Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2015, tỉnh Bình Định sẽ có thêm 9 xã hoàn thành xây dựng NTM, nâng tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM lên 28/122 xã NTM.
Trong đó, huyện Hoài Nhơn có 5 xã, Hoài Ân 3 xã, Phù Mỹ 4 xã, Phù Cát 3 xã, TX An Nhơn 3 xã, Tuy Phước 4 xã, Tây Sơn 4 xã và TP Quy Nhơn 2 xã.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.

Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.