167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Sau 10 năm nhân cấy, duy trì phát triển, đến nay xã Thiệu Hợp đã có 167 hộ nuôi con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo tính toán của các hộ, các con nuôi đặc sản rủi ro ít, chủ động được nguồn thức ăn, chi phí nuôi không cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, kiên trì.
Trong số các con nuôi đặc sản, nuôi rùa có hiệu quả cao hơn. Sau 5 năm, rùa mẹ sẽ cho sinh sản lứa đầu, giá bán một con rùa nhỏ sinh sản từ 2 - 2,5 triệu đồng; rùa mẹ sinh sản từ 20 – 25 triệu đồng/con.
Hộ có thu nhập cao nhất gần 300 triệu đồng/năm. Thiệu Hợp là một trong những xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa du nhập và phát triển mô hình con nuôi đặc sản hiệu quả và được nhiều hộ dân nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.
Để mô hình tiếp tục phát triển bền vững, xã Thiệu Hợp đang khuyến khích các hộ nuôi con nuôi đặc sản cùng liên kết, tập hợp giúp nhau về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thị trường đầu ra...
Có thể bạn quan tâm

Trong vòng hơn một tháng qua, tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình khốn đốn khi cả vốn lẫn lãi bỗng chốc tan biến như bọt nước.

Những cơn mưa lớn trong suốt tuần qua đã làm các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm 518ha tôm nuôi ở Sóc Trăng bị thiệt hại với các biểu hiện phát bệnh gan tụy, đốm trắng và một số không rõ nguyên nhân. Tôm thiệt hại chủ yếu giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi đối với tôm sú và 20 - 30 ngày tuổi đối với tôm thẻ chân trắng.

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh Cà Mau không ngừng tăng lên.

Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.