11 Tháng Đầu Năm Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 5,7 Triệu Tấn (Tăng 4,8%)

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 11, ước tổng sản lượng thủy sản đạt 471 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 207 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 264 nghìn tấn. Lũy kế 11 tháng đầu năm tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,7 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn (tăng 5,5%) sản lượng nuôi trồng 3 triệu tấn (tăng 4,5%).
Diện tích nuôi tôm lũy kế ước đạt 679 nghìn ha (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích tôm sú là 575 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) là 94 nghìn ha. Sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 593 nghìn tấn (tăng 21,2%), trong đó sản lượng tôm sú là 251 nghìn tấn, TTCT là 342 nghìn tấn. Diện tích nuôi cá tra lũy kế đầu năm ước đạt 4,7 nghìn ha (tương đương cùng kỳ năm 2013). Diện tích đã thu hoạch 3,3 nghìn ha (giảm 11,9%), sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 943 nghìn tấn (giảm 10,8%). Giá bán cá nguyên liệu thời điểm báo cáo tại 9 tỉnh ĐBSCL ở mức 22.700 – 24.500 đồng/kg.
Trong hoạt động khai thác thủy sản, nhìn chung, thời tiết trên các ngư trường thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi xuất hiện nhiều, trong khi giá dầu giảm 2 lần trong tháng 11 với mức 1.110 đồng/lít so với cùng kỳ tháng trước (xuống còn 18.650 đồng/lít) tạo điều kiện cho ngư dân bám biển.
Tại cuộc họp giao ban tháng 11 (ngày 01/12/2104), Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khẩn trương nắm tình hình thiệt hại sau cơ bão số 4 để có biện pháp khắc phục; Tiếp tục triển khai tốt vụ cá Bắc; Phối hợp với các địa phương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai Nghị định 67, bên cạnh đó, khẩn trương thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ phục vụ triển khai Nghị định
Về Nuôi trồng: cần tìm các giải pháp ngăn chặn việc dùng kháng sinh và chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục tìm các giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; Kiểm soát tốt giống tôm bố mẹ; Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 36 và thông tư 23 và sản xuất kinh doanh cá tra.
Tổ chức hội nghị để rà soát đánh giá khả năng phát triển cá rô phi, tôm càng xanh, xác định rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng về con giống của 2 đối tượng này.
Bên cạnh đó, các đơn vị khẩn trương hoàn thành các kế hoạch năm đã đề ra và chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện kế hoạch năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/11-thang-111au-nam-tong-san-luong-thuy-san-uoc-111at-5-7-trieu-tan-tang-4-8/
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn đón nhận tin vui, anh Lê Văn Chía, một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Tổ 13, ấp 5, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã nhân thành công giống vú sữa bản địa mới, đó là: Vú sữa bơ hồng cơm vàng. Giống vú sữa này vừa đoạt được giải Nhì tại “Hội thi Trái ngon - an toàn và củ quả lạ quý hiếm Đồng bằng sông Cửu Long - Cần Thơ năm 2013”.

Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…

Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 2.000ha quýt hồng, quýt đường đang cho trái, nhiều nhất là ở các xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Mặc dù, giá quýt hiện thấp hơn năm trước nhưng dự đoán từ nay đến Tết, giá còn tiếp tục tăng nên bà con nhà vườn rất phấn khởi.

Với một vụ mùa trúng đậm về giá như năm nay nên không khó để bắt gặp hình ảnh thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận đến vườn của nông dân “đặt cọc” xoài. Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung cho biết, gia đình vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký. Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài sắp đến ngày thu hoạch. Ngoài ra, giống xoài Tứ Quý trong vườn cũng đang ra hoa, sau Tết sẽ thu hoạch.

Qua theo dõi, đánh giá, cây dừa trồng thí điểm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trại dừa Đồng Gò tiếp tục chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đốm lá nhỏ, xử lý rệp sáp hại cục bộ cho diện tích dừa nói trên.