Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

11 ngành hàng nông sản chiến lược gỗ, chăn nuôi

11 ngành hàng nông sản chiến lược gỗ, chăn nuôi
Ngày đăng: 14/10/2015

Gỗ 

Hoa Kỳ: Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ đồ gỗ tại Hoa Kỳ; mời các nhà nhập khẩu tham gia hội chợ trong nước như EXPO, VIFA Home, VIFA Fair;

Sớm kết thúc đàm phán hiệp định VPA/FLEGT với EU để tăng niềm tin tại thị trường Hoa Kỳ và thiết lập hệ thống đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp (TLAS) để cấp giấy chứng nhận gỗ hợp pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 

EU: Sớm kết thúc đàm phán hiệp định VPA/FLEGT với EU và thiết lập hệ thống đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp (TLAS) để cấp giấy chứng nhận gỗ hợp pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu;

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại mặt hàng đồ gỗ tại thị trường Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp để lan tỏa sang các thị trường khác của EU;

Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết lại với nhau để có khả năng xuất khẩu các lô hàng lớn nhằm tận dụng sự hợp tác về hậu cần, kho bãi trữ hàng, tạo điều kiện giao hàng đúng hẹn để giữ uy tín. 

Nhật Bản và Hàn Quốc: Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển đổi mô hình từ trồng rừng cho sản xuất dăm sang ván nhân tạo hoặc chế biến đồ gỗ xuất khẩu;

Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam khảo sát thị trường, tìm hiểu thị hiếu, tìm kiếm đối tác tại Nhật Bản và Hàn Quốc; tăng cường giao lưu, quảng bá đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Trung Quốc: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ để giải quyết lượng hàng tồn lớn; khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo đường chính ngạch... 

Chăn nuôi 

Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng tuy nhiên xuất khẩu chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi rất khiêm tốn, chưa tới 150 triệu USD/năm, trong khi giá trị nhập siêu khoảng 500 triệu USD/năm. 

Các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng là mật ong, trứng vịt muối và một số đặc sản vùng địa phương xuất sang thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore. 

Chiến lược xâm nhập thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chăn nuôi cần tập trung vào các vấn đề sau:

Chủ động nghiên cứu cơ sở khoa học, đàm phán hạ thấp hàng rào kỹ thuật và giới hạn về dư lượng các chất cấm trong các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu. 

Tăng cường hợp tác quốc tế để thiết lập hệ thống thông tin thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, rào cản thị trường để các doanh nghiệp chủ động trong việc cập nhật thường xuyên các thông tin, thích ứng nhanh trong việc xây dựng chiến lược xuất khẩu. 

Tăng cường thu hút đầu tư, hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, kiểm soát được dịch bệnh, truy xuất được nguồn gốc, chủ động kiểm soát được dư lượng các chất cấm trong sản phẩm và đảm bảo an ninh sinh học. 

Tiến hành nghiên cứu thị trường xuất khẩu tiềm năng như Trung Quốc, Hồng Kông (cho thịt lợn), Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản (thịt vịt), Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore (trứng vịt) về cả quy mô thị trường và thị hiếu tiêu dùng.

Xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu của Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nutrafito Plus phòng bệnh cá tra Nutrafito Plus phòng bệnh cá tra

Tại TP. Cần Thơ, Cty TNHH Vương Sơn (TP.HCM) vừa tổ chức Hội thảo “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá tra ở ĐBSCL”.

17/06/2015
Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa

Trước diễn biến nắng hạn kéo dài, đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể triển khai trồng mới rừng. Tuy nhiên quá trình chuẩn bị cây giống đã tươm tất, vượt kế hoạch đề ra...

17/06/2015
Tăng thuế xuất khẩu sắn lát Tăng thuế xuất khẩu sắn lát

Các doanh nghiệp kinh doanh sắn lát xuất khẩu (DNXK) khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang cuống cuồng kêu cứu khi thời điểm có hiệu lực Thông tư 63/2015 của Bộ Tài chính đang đến gần.

17/06/2015
Hành tây 500đ/kg, nông dân Đà Lạt lại đổ bỏ hàng trăm tấn Hành tây 500đ/kg, nông dân Đà Lạt lại đổ bỏ hàng trăm tấn

Hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể thiệt hại từ cơ quan chức năng nhưng theo ghi nhận, toàn tỉnh Lâm Đồng số hành tây đổ bỏ vì nhà vườn tích trữ lâu do giá quá rẻ dẫn đến hư hỏng đã lên tới hàng trăm tấn.

17/06/2015
Vải thiều Bắc Giang nhìn từ vai thương lái Vải thiều Bắc Giang nhìn từ vai thương lái

Chỉ khi đóng vai thương lái thu mua mới có cái nhìn thật nhất về giá vải thiều ở “thủ phủ” Bắc Giang. Người nông dân đã và đang mất ăn mất ngủ vì vải thiều. “Đến hẹn lại lên”, do không tìm được đầu ra, người nông dân than trách: Thông tin không chuẩn xác như lâu nay chẳng khác gì “cầm dao cứa vào tim chúng tôi”!

17/06/2015