100 Tấn Cà Phê 4C Thu Được Từ Cánh Đồng Mẫu

Phòng Kinh tế TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, kết thúc niên vụ 2013 - 2014, mô hình Cánh đồng mẫu cà phê (do UBND thành phố phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam thực hiện) tại thôn 3, xã Hoà Thuận đã thu được 100 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C.
Mô hình này được triển khai từ năm 2013 đến 2016 có tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, với 59 hộ dân tham gia trên diện tích hơn 33 ha. Theo đó, người trồng cà phê được hỗ trợ về giống, phân bón, tập huấn và cam kết bao tiêu sản phẩm. Trong niên vụ vừa qua, nhờ áp dụng các kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê đúng khoa học nên vườn cây sinh trưởng tốt, năng suất đạt gần 3 tấn/ha.
Toàn bộ sản lượng cà phê từ mô hình được Công ty TNHH Dak Man Việt Nam bao tiêu theo giá thị trường và cộng thưởng 250.000 đồng/tấn. Thời gian tới, thành phố sẽ có kế hoạch mở rộng mô hình nhằm giúp người trồng cà phê áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng chất lượng, giá trị cho sản phẩm cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân