100% mẫu chè Lâm Đồng an toàn với hoạt chất fibronil

Thông tin trên được Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng công bố vào ngày 11/11.
Với mức độ an toàn gần như tuyệt đối này, chè Lâm Đồng đã đủ điều kiện của các đối tác đề ra để xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Đài Loan (Trung Quốc) và các nước Châu Âu.
Trước đây, điều kiện để chè Lâm Đồng được xuất vào các thị trường trên, hoạt chất fibronil có trong chè được các đối tác quy định là không vượt quá 0,005ppm.
Gần đây, thị trường chính của các doanh nghiệp chè Lâm Đồng là Đài Loan đưa ra điều kiện hoạt chất fibronil có trong chè tối đa là 0,002ppm.
Do phía đối tác đưa ra điều kiện mới đột ngột trong khi người trồng chè Lâm Đồng vẫn giữ lối canh tác cũ nên dư lượng hoạt chất fibronil đã vượt quá 0,002ppm (nhưng vẫn thấp hơn 0,005ppm), khiến Lâm Đồng tồn kho gần 5.000 tấn chè thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.