10 Tỉnh Có Dịch Cúm Gia Cầm

Tính đến ngày 16/2, cả nước có 10 tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắc Lắc, Phú Yên và Lào Cai có dịch cúm gia cầm.
Ngày 16/2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 15 hộ chăn nuôi ở 5 thôn thuộc 3 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai gồm thị trấn Phố Lu, xã Xuân Giao và xã Thái Niên làm 6.813 con gia cầm mắc bệnh, chết 206 con, tiêu huỷ 6.607 con.
Trong ngày 15/2, tại tỉnh Phú Yên cũng đã xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa làm 2.000 con gia cầm mắc bệnh, chết 1.100 con và tiêu hủy 900 con. Như vậy, tính đến ngày 16/2, cả nước có 10 tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắc Lắc, Phú Yên và Lào Cai có dịch cúm gia cầm.
Hiện Cục Thú y đã cử 15 đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương. Đồng thời, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người”. Mục tiêu của Kế hoạch là giảm thiểu nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2 - 3 dương lịch.

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tại hội thảo sơ kết “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang – AGPPS) thực hiện tại xã Vọng Thê.

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, các vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, rồi nguồn thủy sinh bị cạn kiệt, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp... Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Năm qua, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỉ USD là cố gắng rất lớn của của nông dân và doanh nghiệp. Cho dù tình trạng dịch bệnh EMS dẫn đến sản lượng giảm mạnh. Tại thời điểm này, dịch bệnh này vẫn chưa khắc phục được. Người nuôi phải đối chọi tỉ lệ tôm nuôi không thành công rất cao.

Trong đó gạo cao cấp XK là 1,331 triệu tấn chiếm 21,08%, gạo cấp trung bình là 2,013 triệu tấn chiếm 31,87%, gạo cấp thấp là 732.000 tấn chiếm 11,58%, gạo thơm các loại là 1,302 triệu tấn chiếm 20,62%, nếp là 637.000 tấn chiếm 10,09%. Theo đó, hợp đồng tập trung 2 triệu tấn (chiếm 31,67%), hợp đồng thương mại 4,316 triệu tấn (chiếm 68,33%).