10 mặt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 8 tháng của năm 2015, là hơn 216,76 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 106,5 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 110,26 tỷ USD, tăng 16,8% dẫn đến thâm hụt thương mại hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,76 tỷ USD.
Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua phải kể đến những mặt hàng sau:
1,Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại & linh kiện đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua. Xuất khẩu mặt hàng này đạt 20,18 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp gần 5 tỷ USD trong 9 tỷ USD của tăng xuất khẩu.
Riêng tháng 8, trị giá xuất khẩu nhóm hàng đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng trước (tương ứng tăng 485 triệu USD).
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 6,7 tỷ USD, tăng22,3% và chiếm 33,2% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là các thị trường: các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất: 3,17 tỷ USD, tăng 23%; Hoa Kỳ: 1,78 tỷ USD, tăng 109,5%; Đức: 1,2 tỷ USD, tăng 42,2%; Áo: 1,12 tỷ USD,giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2014.
2, Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 8/2015 đạt gần 2,29 tỷ USD, giảm nhẹ 3,5% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 14,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 7,34 tỷ USD, tăng 13,4%; sang EU đạt 2,72 tỷ USD,tăng 3,5%; sang Nhật Bản đạt 1,77tỷ USD, tăng 5,9%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 3 thị trường trên đã chiếm tới 77% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
3,Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện:kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015 là 1,42 tỷ USD, tăng 16,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2015, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 9,99 tỷ USD, tăng 53,5%.
Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 1,97 tỷ USD, tăng 57,9%, sang Hoa Kỳ: 1,74 tỷ USD, tăng 60,2%; Trung Quốc: 1,72 tỷ USD, tăng 31,3%; Hồng Kông: 1,15 tỷ USD, tăng 141,3%... so với cùng kỳ năm trước.
4, Giày dép các loại:kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 983 triệu USD, giảm 12,6% so với tháng 7/2015. Tính đến hết tháng 8/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 7,95 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 28% và chiếm 34,2% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường EU đạt 2,66 tỷ USD, tăng 13,4%; sang Trung Quốc đạt 504 triệu USD, tăng 51,2%; sang Anh đạt 458 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2014.
5,Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2015 lên 5,17 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 8/2015, xuất khẩu chỉ đạt gần 685 triệu USD, giảm 1,9% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 8/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là hơn 1 tỷ USD, tăng 23,4%; sang Nhật Bản: 932 triệu USD, tăng nhẹ 0,9%; sang Trung Quốc: 445 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
6,Gỗ & sản phẩm gỗ:xuất khẩu trong tháng đạt hơn 590 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng/2015 lên hơn 4,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến hết tháng 8/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,69 tỷ USD, tăng 19,3%; sang Nhật Bản là 654 triệu USD tăng 3,2%; sang Trung Quốc: 575,8 triệu USD giảm 1,9%; so với cùng kỳ năm 2014.
7, Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 593 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng lên 4,16 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 8 tháng/2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt 799 triệu USD, giảm 30,1% so với cùng kỳ năm trước; EU: 751 triệu USD, giảm 17,3%; Nhật Bản: 650 triệu, giảm 11,1%; Hàn Quốc: 356 triệu USD, giảm 12%.
8, Giá dầu thô trong tháng 8 tiếp tục giảm kéo kim ngạch xuất khẩu 8 tháng/2015 giảm 2,6 tỷ USD so với 8 tháng/2014.
Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô là 823 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm 57 USD/tấn nên trị giá đạt gần 295 triệu USD, giảm 11,3%.
Tính đến hết tháng 8/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,3 triệu tấn, tăng nhẹ 0,6% và kim ngạch đạt 2,74 tỷ USD, giảm mạnh 48,6% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Singapo: 1,14 triệu tấn, gấp 3 lần, sang Nhật Bản: 1,09 triệu tấn, giảm28,3%; sang Trung Quốc: 1,05 triệu tấn, giảm 6,4%; sang Malaysia: 1,04 triệu tấn, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2014.
9, Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù:trong tháng 8 xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 251 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2015 lên 1,94 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 8 tháng/2015 với 821 triệu USD, tăng14,4% so với 8 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá xuất khẩu với 499 triệu USD, tăng 15,2%; Nhật Bản là 208,7 triệu USD, tăng 10,8% .
10, Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8/2015 là 92 nghìn tấn, trị giá đạt 186 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 8 tháng/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 879 nghìn tấn, trị giá đạt 1,81 tỷ USD, giảm 32,2% về lượng và giảm 32,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số mặt hàng: Gạo, tính đến hết tháng 8/2015, lượng xuất khẩu gạo là hơn 4 triệu tấn, giảm 9,7% và trị giá đạt 1,74 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,51 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 37% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo sang Philipin giảm mạnh 41% về lượng, đạt 612 nghìn tấn; tiếp theo là Malaixia: 371 nghìn tấn, tăng 35,8%; Ghana: 250 nghìn tấn, tăng 21,8%; Cu Ba: 287 nghìn tấn, tăng 18% so với 8 tháng/2014.
Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả tính đến hết tháng 8/2015, đạt hơn 638 nghìn tấn, tăng 16,2% và trị giá đạt 1,71 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 329 nghìn tấn tăng 37,5%; sang Hàn Quốc đạt 47,7 nghìn tấn, tăng 8,4%, sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 65,8 nghìn tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.

Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.