10 Cơ Sở Ở Quảng Nam Đủ Điều Kiện Đóng Tàu Vỏ Thép

Ngày 19/1, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành các quyết định về việc công bố 10 cơ sở, doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện về đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá.
Theo đó, có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ hoặc vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV gồm: cơ sở đóng sửa tàu thuyền Trần Minh Trọng, Võ Văn Bàng và Trần Xuân Trung (Tam Phú, TP Tam Kỳ).
7 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ hoặc vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên gồm: Cơ sở đóng tàu thuyền Trần Văn Vạn (phường Cửa Đại, TP Hội An); cơ sở đóng sửa tàu thuyền Đỗ Văn Thành (Duy Vinh, huyện Duy Xuyên); doanh nghiệp tư nhân Hà Tiên Khôi (phường An Phú, TP Tam Kỳ); riêng với huyện Núi Thành có 4 cơ sở: Cty TNHH Truyền Tin (Tam Hòa), cơ sở đóng sửa tàu thuyền Trần Quốc Thành (Tam Tiến), Cty TNHH Quang Đạt Chu Lai, Cty TNHH MTV Trần Dũng Viên (Tam Quang).
Có thể bạn quan tâm

Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.

Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.