1 triệu tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng
(trong đó ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình: 120.000 tỷ đồng;lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng;Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng; Huy động các nguồn lực khác: 670.000 tỷ đồng).
Người dân nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẵn sàng hiến đất, góp tiền của để mở đường.
Với sự đầu tư trên, chương trình phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Chương trình đặt sự ưu tiên tập trung cho 3.195 xã (gồm: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo...).
Thẩm tra báo cáo trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng:
Qua triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn vừa qua, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp, song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.
“Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất;
Tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả” – ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nói.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).

Chặng đường đầu tiên của vụ nuôi tôm nước lợ 2013 đã phát đi những tín hiệu khá lạc quan về mức lợi nhuận đối với những diện tích đã thu hoạch. Tuy nhiên, sự thận trọng trong khoảng thời gian còn lại vẫn không thừa khi những diễn biến của khí hậu, thời tiết và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ chiều 4/7, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định rằng trứng gà 2 lòng đỏ không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hiện nay, thị trường Sơn La xuất hiện rất nhiều loại củ, quả có xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có tỏi củ. Nếu so sánh thì tỏi Trung Quốc là sản phẩm đẹp về hình thức, dễ bóc, giá rẻ nhưng chất lượng thua xa các giống tỏi trồng tại Sơn La vừa có chất lượng hơn hẳn, nguồn gốc rõ ràng, lại an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng... Vậy tại sao tỏi Trung Quốc giá rẻ lại lấn át được tỏi địa phương...?