1 triệu tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng
(trong đó ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình: 120.000 tỷ đồng;lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng;Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng; Huy động các nguồn lực khác: 670.000 tỷ đồng).
Người dân nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẵn sàng hiến đất, góp tiền của để mở đường.
Với sự đầu tư trên, chương trình phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Chương trình đặt sự ưu tiên tập trung cho 3.195 xã (gồm: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo...).
Thẩm tra báo cáo trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng:
Qua triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn vừa qua, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp, song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.
“Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất;
Tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả” – ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nói.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến thời điểm này, bà con nông dân các xã, thị trấn của huyện Quang Bình cơ bản đã thu hoạch xong lúa vụ Xuân; với tổng diện tích gieo cấy toàn huyện là 1.937,7 ha/1.898 ha (đạt 102% kế hoạch). Cơ cấu giống chủ yếu là Nhị ưu 838, HKT 99, Việt lai 20, BG 1, Khang dân 18... Cùng đó, các loại cây trồng vụ Xuân cũng đang được tập trung thu hoạch để tránh mưa, bão xảy ra.

Theo thống kê mới nhất của ngành chuyên môn, hiện có 13 hồ chứa nước trên địa bàn Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cạn nước, chỉ đạt 25%- 35% so với dung tích thiết kế.

Đến nay các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 95,8% diện tích và đang tiến hành làm đất phục vụ gieo cấy vụ mùa. Tuy tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhưng nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến tiến độ làm đất gieo cấy lúa mùa.

Thời tiết đang nắng nóng cao điểm khiến nhiều diện tích cây trồng ở vùng cát huyện Thăng Bình bỏ hoang, hoặc đang sinh trưởng có nguy cơ chết khô vì thiếu nguồn nước tưới tiêu.

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.