1 triệu tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng
(trong đó ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình: 120.000 tỷ đồng;lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng;Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng; Huy động các nguồn lực khác: 670.000 tỷ đồng).
Người dân nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẵn sàng hiến đất, góp tiền của để mở đường.
Với sự đầu tư trên, chương trình phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Chương trình đặt sự ưu tiên tập trung cho 3.195 xã (gồm: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo...).
Thẩm tra báo cáo trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng:
Qua triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn vừa qua, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp, song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.
“Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất;
Tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả” – ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nói.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Mô hình nuôi chim yến trong nhà đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên số hộ dân nuôi loại chim này tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) không ngừng tăng, bất chấp ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong khu dân cư cũng như nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.

Những ngày này, nông dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Nhiều bà con cho biết, chưa năm nào hồ tiêu vừa được mùa lại được giá như năm nay.

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuất hiện một số đối tượng thủy sản nuôi có nguồn gốc nước ngoài được người dân đưa vào nuôi. Cụ thể như cá chạch sụn Đài Loan, tôm thẻ chân trắng. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi ở vùng nước lợ, về mặt pháp lý chưa có văn bản nào khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.