Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

1 triệu tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới

1 triệu tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới
Ngày đăng: 21/10/2015

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng

(trong đó ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình: 120.000 tỷ đồng;lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng;Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng; Huy động các nguồn lực khác: 670.000 tỷ đồng).

 

Người dân nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẵn sàng hiến đất, góp tiền của để mở đường.

Với sự đầu tư trên, chương trình phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong đó cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Chương trình đặt sự ưu tiên tập trung cho 3.195 xã (gồm: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo...).

Thẩm tra báo cáo trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng:

Qua triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn vừa qua, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp, song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.

“Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất;

Tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả” – ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nói.


Có thể bạn quan tâm

Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).

23/11/2013
Cây Sắn Lên Ngôi Cây Sắn Lên Ngôi

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

23/11/2013
Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

23/11/2013
Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

23/11/2013
Một Hiểm Họa Lớn Một Hiểm Họa Lớn

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

23/11/2013