Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Gai Hại Lúa

Sâu Gai Hại Lúa
Ngày đăng: 29/10/2013

(Tên khoa học: Dicladispa armigera)Thuộc: Họ: Chyrysomelidae Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái:

- Trứng sâu gai thường được đẻ ở ngọn lá lúa.
- Sâu non mới nở màu vàng xám, cơ thể dẹt. Một đời sâu non có thể phá hại 123,4mm2.- Nhộng: là loại nhộng trần, có cơ thể dẹt, màu nâu. Giai đoạn nhộng thường hoàn thành trong đường đục của sâu non.
- Con trưởng thành: có cơ thể nhỏ, màu đen bón, có nhiều gai

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:


Vòng đời của sâu gai từ 18-26 ngày có:+ Thời gian trứng: 4- 5 ngày.
+ Thời gian sâu non: 7-12 ngày.+ Thời gian nhộng: 4-5 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: con cái có thể sống 20 ngày, con đực sống khoảng 14 ngày.

Con trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm và ẩn nấp ở phần thấp của cây lúa suốt ngày và phá hại mạnh vào buổi sáng. Con trưởng thành của sâu gai cũng ăn lá lúa, chúng ăn từ ngọn lá xuống phía dưới và thích ăn phần mô non hơn. Một con cái đẻ khoảng 55 quả trứng, trứng thường đẻ ở ngọn lá.


Số lứa sâu gai phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và số lượng vụ lúa canh tác: 1 lứa vào tháng 2 trong vụ lúa xuân, 1 lứa vào tháng 4-5 trên cỏ, 1 lứa trên lúa cạn và 3 lứa còn lại phát sinh trên lúa mùa từ tháng 7-10. Con trưởng thành xuất hiện từ tháng 2 và tăng dần quần thể cho đến tháng 6-7 cùng với lúc sâu non gây hại nặng trên lúa non. Mật độ sâu non và trưởng thành bắt đầu giảm sau tháng 8.

Sâu non đục lá, ăn phần diệp lục giữa hai lớp biểu bì tạo thành những đường hầm không đều nhau. Con trưởng thành ăn mặt trên phiến lá, để lại lớp biểu bì phía dưới. Sâu gai phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước, đặc biệt những vùng trồng lúa năng suất cao.


Phòng trừ bằng cách:

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao, ngắt phần ngọn lá có trứng và vợt bắt trưởng thành.
- Phun các loại thuốc: Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi sâu phát sinh rộ.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng một số biện pháp canh tác để hạn chế tác hại của hạn-phèn-mặn cuối vụ cho lúa Đông Ứng dụng một số biện pháp canh tác để hạn chế tác hại của hạn-phèn-mặn cuối vụ cho lúa Đông

Xin phổ biến cùng bà con nông dân một số biện pháp canh tác giúp giảm nhẹ thiệt hại của hạn - phèn - mặn cho vụ lúa Đông - Xuân.

20/04/2017
Luân canh rau màu trên ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế cao Luân canh rau màu trên ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế cao

Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ sản xuất

20/04/2017
Giải pháp bảo vệ lúa hè thu đầu vụ Giải pháp bảo vệ lúa hè thu đầu vụ

Trong sản xuất lúa, vụ Hè Thu là vụ lúa đầy khó khăn, thách thức vì thời tiết bất lợi: đầu vụ nắng hạn xì phèn, cuối vụ lúa trổ gặp mưa bão.

20/04/2017
Giải pháp làm lúa khô tại tỉnh Bến Tre Giải pháp làm lúa khô tại tỉnh Bến Tre

Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở Bến Tre hơn 70.000 ha, trong đó sản xuất hè thu hơn 20.000 ha, những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT và sự hỗ trợ

21/04/2017
Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt

Sản xuất trồng trọt năm 2016 của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất

24/04/2017