Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê Sữa

Nuôi Dê Sữa
Ngày đăng: 12/10/2013

Kỹ thuật nuôi dưỡng dê lấy sữa: 
Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng mà còn có thể gây nên nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.

Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 kg/100 kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14-15 (trung bình 4,5 kg/100 kg thể trọng), rồi lại giảm dần. Nói chung, nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5-6% thể trọng là thích hợp.

Dựa vào nhu cầu chất dinh dưỡng của dê sữa, ta có thể tính được tiêu chuẩn cho ăn như sau:

Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa, tiêu chuẩn cho ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm chất sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa là 4-4,5%, năng suất 1 kg/ngày thì dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50 gram Protein dễ tiêu.

Đối với dê cái non, mới giao phối lần đầu, chưa thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng Protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi ngày thêm 0,15 kg thức ăn và 20 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2-0,3 kg thức ăn và 25-30 gam Protein dễ tiêu.

Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng tốt, cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối, khoáng, sinh tố... vào khẩu phần thức ăn hằng ngày cho dê.

Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy trong vòng 2 tuần mà năng suất sữa không tăng thì không nên cho ăn thêm nữa.

Khi phối hợp khẩu phần ăn hằng ngày cho dê cần theo nguyên các tắc sau: 
-Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hằng ngày.

-Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỷ lệ năng lượng, Protein trong khẩu phần.

-Để kích thích tối đa khẩu vị của dê cần dùng nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.

Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa ở một số địa phương cho thấy: Đối với loại dê có thể trọng trung bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả từ 5-6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên, khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo dậu tươi hoặc cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp.

Nếu cho dê sữa ăn urê thì không được vượt mức 1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô) và không nhiều hơn 1/3 tổng số Protein. Nên cho dê ăn gỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 14% Protein và photpho dạng mononatri photphat.

Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 16-18% Protein. Nhất thiết phải cho dê sữa ăn thêm Canxi, photpho, muối ăn và iốt...


Có thể bạn quan tâm

Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.

20/01/2014
Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

20/01/2014
Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

20/01/2014
Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…

20/01/2014
Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.

20/01/2014