Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.
Khai thác kiểu hủy diệt
Để thực hiện Chỉ thị số 01, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên việc khai thác hủy diệt thủy sản đã giảm rõ rệt, tai nạn về điện do sử dụng không an toàn trong khai thác cũng không còn.
Theo thống kê, đến nay ngành chức năng đã xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm và tịch thu nhiều phương tiện khai thác hủy diệt thủy sản bằng xung điện. Tuy nhiên, việc xử lý trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, và tình trạng này vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi.
Ở vùng chuyên lúa phía Bắc Quốc lộ 1A (thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), nhiều người dân xem việc xiệc cá không chỉ để cải thiện bữa ăn, mà còn tạo thêm thu nhập. Vào mùa mưa, nhiều người dùng bình điện để xiệc cá trên những cánh đồng và các kênh thủy lợi. Ông N.V.T - một người chuyên xiệc cá ở xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Lợi) nói: “Người không biết xiệc mới sợ điện giật, chớ tôi xiệc cá cả chục năm nay có bị gì đâu”. Sau đó, ông đưa đôi thanh tre được mắc điện ở hai đầu chạm vào nhau, cứ sau tiếng lách chách là có đến hàng chục con cá lớn và hàng trăm con cá nhỏ khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mỗi đợt xiệc điện, hàng ngàn con cá đã “chết yểu” khi chưa kịp lớn.
Cấm vẫn sử dụng
Việc cấm sử dụng xung điện trong khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm, nhưng vẫn chưa thể giải quyết đứt điểm. Vấn nạn này không phải ngành Nông nghiệp và các địa phương không biết, nhưng đôi lúc việc thực hiện chỉ thị trên chỉ áp dụng đối với những người xiệc cá ở các kênh rạch, còn trong thu hoạch thì gần như không thể.
Bằng chứng là trong thu hoạch tôm càng xanh, hiện nay, nông dân vẫn phải sử dụng bình xiệc điện là chính. Ông D.H.N (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho rằng: “Khi thu hoạch tôm càng xanh, cách hiệu quả nhất là dùng xiệc điện để bắt tôm. Vì nếu dùng lưới hay đặt lú để bắt sẽ làm tôm bị gãy càng, bán không được giá. Mặt khác, tôm nằm trong các hốc, trũng thì lưới không thể bắt được, mà phải dùng xiệc điện để tôm nhảy ra”. Có người còn sử dụng cả hóa chất (thuốc trừ sâu) gây sốc làm tôm nhảy lên để thu hoạch.
Thực trạng là thế, nhưng nông dân vẫn sử dụng phương pháp thu hoạch tôm càng xanh bằng cách xiệc điện.
Với những bất cập như hiện nay, ngành quản lý cần có giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thiết thực hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân trồng hành tại đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) như ngồi trên đống lửa, bởi hàng chục héc ta hành thu đông sắp cho thu hoạch bị mưa gió phá tan hoang. Một vụ hành được kỳ vọng sẽ bội thu thì người dân đảo Bé lại dở khóc, dở cười vì sự thất thường của thời tiết.

Rau xanh tiêu thụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu được nhập từ tỉnh Quảng Nam và một lượng không nhỏ từ những làng rau mới hình thành tại địa phương. Tuy nhiên, mùa mưa năm nay kéo dài cộng với thời tiết lạnh khiến người trồng rau rơi vào tình trạng lao đao, giá rau cũng theo đó mà tăng vọt.

Trở về cuộc sống đời thường, không vốn, không kinh nghiệm sản xuất, những người cựu chiến binh (CCB) đã gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Thế nhưng, với tinh thần không lùi bước, dám nghĩ dám làm, CCB Nguyễn Văn Vàng, xã Long Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã nỗ lực vươn lên, từng bước ổn định kinh tế gia đình.

Trong khi vụ kiệu rau năm nay, do thời tiết bất lợi, năng suất đạt bình quân 500 kg/sào, tính ra 1 sào thu xấp xỉ 2 triệu đồng, chỉ đủ lấy lại vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng kiệu rau ở Phù Mỹ cho biết: Dù mất mùa, mất giá nhưng vẫn phải nhổ bán để vừa thu hồi vốn, vừa lấy đất sản xuất một số cây trồng cạn khác cho kịp thời vụ.

Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.