Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm
Ngày đăng: 20/10/2013

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Khai thác kiểu hủy diệt

Để thực hiện Chỉ thị số 01, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên việc khai thác hủy diệt thủy sản đã giảm rõ rệt, tai nạn về điện do sử dụng không an toàn trong khai thác cũng không còn.

Theo thống kê, đến nay ngành chức năng đã xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm và tịch thu nhiều phương tiện khai thác hủy diệt thủy sản bằng xung điện. Tuy nhiên, việc xử lý trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, và tình trạng này vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi.

Ở vùng chuyên lúa phía Bắc Quốc lộ 1A (thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), nhiều người dân xem việc xiệc cá không chỉ để cải thiện bữa ăn, mà còn tạo thêm thu nhập. Vào mùa mưa, nhiều người dùng bình điện để xiệc cá trên những cánh đồng và các kênh thủy lợi. Ông N.V.T - một người chuyên xiệc cá ở xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Lợi) nói: “Người không biết xiệc mới sợ điện giật, chớ tôi xiệc cá cả chục năm nay có bị gì đâu”. Sau đó, ông đưa đôi thanh tre được mắc điện ở hai đầu chạm vào nhau, cứ sau tiếng lách chách là có đến hàng chục con cá lớn và hàng trăm con cá nhỏ khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mỗi đợt xiệc điện, hàng ngàn con cá đã “chết yểu” khi chưa kịp lớn.

Cấm vẫn sử dụng

Việc cấm sử dụng xung điện trong khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm, nhưng vẫn chưa thể giải quyết đứt điểm. Vấn nạn này không phải ngành Nông nghiệp và các địa phương không biết, nhưng đôi lúc việc thực hiện chỉ thị trên chỉ áp dụng đối với những người xiệc cá ở các kênh rạch, còn trong thu hoạch thì gần như không thể.

Bằng chứng là trong thu hoạch tôm càng xanh, hiện nay, nông dân vẫn phải sử dụng bình xiệc điện là chính. Ông D.H.N (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho rằng: “Khi thu hoạch tôm càng xanh, cách hiệu quả nhất là dùng xiệc điện để bắt tôm. Vì nếu dùng lưới hay đặt lú để bắt sẽ làm tôm bị gãy càng, bán không được giá. Mặt khác, tôm nằm trong các hốc, trũng thì lưới không thể bắt được, mà phải dùng xiệc điện để tôm nhảy ra”. Có người còn sử dụng cả hóa chất (thuốc trừ sâu) gây sốc làm tôm nhảy lên để thu hoạch.

Thực trạng là thế, nhưng nông dân vẫn sử dụng phương pháp thu hoạch tôm càng xanh bằng cách xiệc điện.

Với những bất cập như hiện nay, ngành quản lý cần có giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thiết thực hơn.


Có thể bạn quan tâm

Chủ trang trại đầu tư 12 tỷ nuôi bò Úc Chủ trang trại đầu tư 12 tỷ nuôi bò Úc

Ở Tân Kỳ (Nghệ An) có một trang trại bò Úc qui mô khá lớn với tổng đàn gần 400 con, trong đó 350 con mẹ và 43 con bê. Trang trại này của ông Tô Anh Phương, thị trấn Tân Kỳ được đầu tư 12 tỷ đồng. Ông đang khẩn trương xây dựng chuồng trại mới để đàn bò sinh sống ổn định.

24/10/2015
Phát sinh 6 ổ dịch cúm gia cầm Phát sinh 6 ổ dịch cúm gia cầm

rong quý III/2015, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phát sinh 6 ổ dịch cúm gia cầm. Cụ thể, ngày 19/8/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn gà 40 ngày tuổi số lượng 1.048 con tại hộ chăn nuôi ấp Trung Trạch (xã Trung Thành - Vũng Liêm);

24/10/2015
Trồng xen canh để tái canh cà phê ở Hướng Hóa Trồng xen canh để tái canh cà phê ở Hướng Hóa

Là huyện miền núi, Hướng Hóa (Quảng Trị) có quỹ đất nông nghiệp không nhiều nhưng bù lại chất đất ba dan tương đối tốt. Những năm qua, huyện đã quy hoạch đất nông nghiệp, phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá.

24/10/2015
Giá mía tăng 200 đồng/kg Giá mía tăng 200 đồng/kg

Theo nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).

24/10/2015
Sử dụng rơm rạ hiệu quả Sử dụng rơm rạ hiệu quả

Trong khi nông dân nhiều nơi sau mỗi vụ thu hoạch lúa đều đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng rất lãng phí thì người dân thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), lại thu gom để phát triển mô hình trồng nấm rơm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

24/10/2015