Giới Thiệu Một Số Giống Dê Đang Có Trên Thị Trường

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.
Dê ta, dê địa phương hay c̣n gọi là dê cỏ có màu lông đa dạng, phần lớn có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Trọng lượng trưởng thành 30-35 kg. Dê sơ sinh 1,7-1,9 kg/con. Dê cái cho lượng sữa bình quân 350-370 gam/ngày với chu kỳ cho sữa 90 -105 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê là 6-7 tháng, số lứa đẻ trong năm 1,4 và đẻ b́nh quân 1,3 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%. Dê cỏ có nhược điểm là nhỏ con nhưng có ưu điểm là thích hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.
Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ, màu lông tương đối đồng nhất 60% đen, 40% trắng (dê đốm trắng hoặc trắng đốm đen). Biểu hiện đặc trưng nhất của dê này là sống mũi nhô, miệng rộng và thô, tai cụp xuống, có nhiều con có 2 mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai, đầu thô dài. Phần lớn dê không có sừng, một số con có sừng nhưng sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau.
Con cái đầu cổ thanh chắc, mông nở, bầu vú h́nh bát úp, núm vú dài 4-6 cm, nặng 36-40 kg, cao 55-58 cm, con đực nặng 46-53 kg, cao 60-64 cm, khả năng sinh sản của dê tốt, tỷ lệ sinh đôi nhiều, và một số có thể sinh 3.
Trọng lượng sơ sinh 2-2,5 kg/con, tốc độ tăng đàn và tỷ lệ nuôi sống rất cao.Tuổi phối giống lần đầu là 10-12 tháng. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 6-8 tháng, b́nh quân 1 dê cái cho 1,9 lứa/năm, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 1,7 con/cái/năm.
Dê Alpin là giống dê sữa, có nguồn gốc từ Pháp. Dê có tầm vóc lớn, màu lông cố định đen, nâu vàng đến trắng. Đa số có màu xám hạt dẻ. Dê có sừng hoặc không có sừng, có hoặc không có râu cằm, dáng tai vểnh, trán và mơm rộng, nh́n nghiêng đầu giống như bị lơm, bầu vú phát triển lớn. Lượng sữa b́nh quân 900-1000 lít/chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Trọng lượng trưởng thành dê cái 40-42 kg, dê đực 50-55 kg.
Dê Barbari có nguồn gốc Ấn Độ, tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng thường có đốm nâu, tai mảnh, nhỏ và đứng thẳng, sừng xoắn dài hướng về phía trên và ra đằng sau. Con đực có râu cằm rậm. Trọng lượng trưởng thành nặng 30-35 kg, dê cái có bầu vú phát triển lớn, lượng sữa b́nh quân 0,9-1 lít/ngày với chu kỳ cho sữa 145-148 ngày. Khả năng sinh sản 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê rất tạp ăn, chịu đựng kham khổ tốt, phù hợp với h́nh thức chăn thả ở nước ta.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.

Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.