Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bọ Xít Xanh Hại Lúa

Bọ Xít Xanh Hại Lúa
Ngày đăng: 28/10/2013

(Tên khoa học: Nezara viridula Linnaeus)

Thuộc Họ: Pentatomidae Bộ: Hemiptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình trống, mới đẻ có màu xanh, sau màu hồng xám, trước khi nở có màu đỏ. Trứng đẻ thành từng ổ vào thân, lá thành nhiều hàng xếp thẳng thắn.

- Sâu non mới nở có màu vàng, hai mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Chuyển sang tuổi 2 sâu bắt đầu ăn. Sâu tuổi 2 có chân, đầu, ngực và râu màu đen; mép ngoài bụng có một điểm vàng. Sâu tuổi 3, 4 và 5 có màu xanh và có nhiều chấm đen, trắng rất rõ, cơ thể hình bầu dục.

- Con trưởng thành hình khiên, màu xanh nhạt; mắt màu đỏ đen hoặc đen; bụng có nhiều chấm đen; cánh che phủ hết đốt bụng

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của bọ xít xanh khoảng 65-70 ngày

+ Giai đoạn trứng: 5-7 ngày (mùa đồng 14-21 ngày).

+ Giai đoạn sâu non: 20-30 ngày.

+ Giai đoạn trưởng thành: sống nhiều tháng.

Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Con cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hoá trưởng thành 3-4 tuần. Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trưởng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số.

Điều kiện phát sinh của bọ xít xanh: về mùa: mùa xuân và hè thu; về vụ: vụ mùa sớm và xuân muộn. Ruộng lúa gần ruộng rau thì bị hại nặng hơn, bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa bị lép lửng. Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.

Phòng trừ:

● Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành.

● Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassan 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC...


Có thể bạn quan tâm

Lúa DT45 năng suất cao, thích ứng rộng Lúa DT45 năng suất cao, thích ứng rộng

Vụ HT 2016, giống lúa DT45 trồng tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và Quảng Trị đạt năng suất cao; đặc biệt có nơi đất không màu mỡ nhưng DT45 vượt mặt nhiều giống lúa

11/09/2019
Giống lúa nhà nghèo GBS9 năng suất cao Giống lúa nhà nghèo GBS9 năng suất cao

Vụ hè thu 2019, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Cty CP Bảo vệ thực vật 1 Trung ương, xây dựng mô hình SX thử giống lúa thuần mới GBS9.

12/09/2019
Giống lúa PY2 được công nhận chính thức Giống lúa PY2 được công nhận chính thức

Giống lúa PY2 do Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên chọn tạo và nhượng quyền sản xuất, kinh doanh cho Viện Nghiên cứu Bông và phát triển nông nghiệp

12/09/2019
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sạ lúa theo khóm Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sạ lúa theo khóm

Thông qua mô hình sẽ đánh giá được hiệu quả của việc giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa bằng phương pháp ứng dụng máy sạ lúa theo khóm

13/09/2019
Cấy lúa bằng máy giảm lượng giống Cấy lúa bằng máy giảm lượng giống

Nhiều năm qua ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã triển khai cho nông dân tiến bộ KHKT sản xuất lúa như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”

14/09/2019