Bệnh Thối Bẹ

Sarocladium oyzae (Sawada) Gums và Hawksworth)Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu.
Triệu chứng bệnh: ban đầu xuất hiện các vết bầu dục dài hoặc có hình dáng không nhất định dài 0,5 – 1,5 cm. Ở giữa vết màu xám có viền màu nâu hay toàn vết bệnh có màu nâu xẫm. Vết bệnh lớn dần, nối liền nhau và lan ra cả bẹ lá. Bệnh nặng làm bông lúa bị nghẽn, trỗ không thoát khỏi mặt trong của bẹ lá đòng, lá lúa chuyển màu vàng, bông không trỗ thoát có bám đầy nấm màu trắng; còn bông trỗ được thì một phần hạt bị lửng. Cây đã bị bệnh này vẫn có thể bị sâu đục thân hoặc các vết thương khác ở gần gốc. Bệnh này cũng có thể phát sinh trên cây đã bị nhiệm các bệnh viurus.
Điều kiện phát sinh: bệnh hại nặng trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao, vì vậy chủ yếu hại năng trong vụ mùa. Các giống lúa thuần Trung Quốc, lúa nếp, các giống: CR 203, Bao thai… đều là các giống bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Pha 1 trong các loại thuốc sau với 20 lít nước phun cho 1 sào:
+ Hynosan 40EC, liều lượng 50-70 cc.+ Tilsupec 300ND, liều lượng 19-20 cc.
+ Anvil 5SC, sử dụng 25-30 cc.Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh nặng phải phun kép 2 lần, lần hai cách lần một khoảng 6-7 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Dưới đây là 7 giải pháp kỹ thuật giảm lượng lúa giống sạ trên ruộng

Ngoài các đối tượng gây hại cho lúa còn có những loài thiên địch là các đối tượng có lợi, chúng tiêu diệt, ký sinh các đối tượng sâu hại làm hạn chế tác hại

Nông dân chủ động phòng trừ đối tượng bệnh hại trên, xin giới thiệu đến bà con nông dân một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh tuyến trùng gây hại trên cây lúa

Giống CNC11 có thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 122 - 125 ngày, vụ Mùa 102 - 105 ngày; khả năng đẻ nhánh trung bình, dạng hình cây đứng gọn

Năng suất lúa mùa là kết quả tổng hợp của thời tiết, đất đai, giống lúa và việc thực hiện liên hoàn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ.