Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Lây Lan Nhanh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, toàn tỉnh có 314 ha sắn bị gây hại, trong đó số diện tích bị nhiễm nặng là 117 ha, tập trung ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân nên tiêu hủy triệt để các cây sắn và tàn dư sau thu hoạch ở các vùng đã xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn cây con, người trồng cần tăng cường phát hiện và tiêu hủy sớm các cây bị bệnh.
Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh thành lập đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh chổi rồng hại sắn. Qua đó Sở NN-PTNT đề nghị UBND huyện và Chi cục Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời bệnh chổi rồng; tuyệt đối không để nông dân sử dụng cây sắn bị bệnh làm giống trồng vụ mới; đồng thời bố trí kinh phí để du nhập, trồng thử nghiệm và nhân rộng các giống sắn mới triển vọng như KM 98-5, KM98-7, KM140… Bà con nông dân nên trồng luân canh 1 - 2 vụ cây họ đậu hoặc cây bắp và áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý để cắt nguồn lây lan bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Giống sắn mới là sự kết hợp của hai gien, IRT1 và FER1, từ loài thực vật mẫu Arabidopisis tạo nên giống sắn có nồng độ sắt cao gấp 6-12 lần và kẽm cao gấp 3-10

Đối với gần một tỷ người trên thế giới, thì sắn là cây trồng chủ lực và là nguồn calo chính. Loại cây này dễ trồng và chịu hạn tốt. Đối với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ

Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai mô hình tưới cho cây sắn bằng biện pháp phun mưa tại xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh) trên diện tích 4ha đạt hiệu quả

Giống sắn siêu năng suất 13sa05 chỉ dành cho chế biến, đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống sản xuất thử từ tháng 12/2018.

Tại Hải Dương, cây sắn dây đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Sau đây là một số kinh nghiệm trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây sắn dây: