1,4 Triệu Đồng/cặp Đào Tiên Hồ Lô

Tết Ất Mùi tới đây, nhà vườn ở Hậu Giang lại tiếp tục “nặn” ra sản phẩm mới lạ từ quả đào tiên hồ lô để chưng, cúng tết với giá 1,4 triệu đồng/cặp, hiện đã có nhiều đơn đặt hàng.
Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.
Đây là năm đầu tiên vườn đào tiên cho trái và được ông tạo hình hồ lô phục vụ thị trường tết. Cây đào tiên trồng xen trong vườn bưởi rất dễ dàng vì giống cây mau lớn.
Trồng khoảng 2 năm đào tiên bắt đầu cho trái chiến, bình quân mỗi cây khoảng 10-15 trái nhưng để chọn ra trái đẹp làm hình hồ lô khoảng 5-8 trái/cây. Đây là năm đầu tiên loại trái này ra mắt thị trường, nhưng đã có nhiều đơn vị từ nhiều tỉnh thành miền Tây và cả TP.HCM và Hà Nội đã xuống tận nhà đặt hàng.
Theo ông Quốc, tết này với 1.500 trái đào tiên hồ lô ông lãi gần nửa tỷ đồng, chưa kể tiền bán bưởi hồ lô.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/14-trieu-dong-cap-dao-tien-ho-lo-post135326.html
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.